Tóm tắt những sự kiện chính trong năm 2016

HỘI CƠ HỌC VIỆT NAM                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Số : 155-17/HCH                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                  

              

BÁO CÁO T�"NG KẾT NĂM 2016

VÀ CHƯƠNG TRÌNH C�"NG TÁC NĂM 2017

 

A.      KT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2016

I.       Đánh giá chung

Năm 2016 là năm có nhiều sự kiện gắn liền với hoạt động của đội ngũ cơ học: Kỷ nim 60 năm thành lập các trường: Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội, Do đó có nhiều hoạt động của Hội đã gắn vào các sự kiện quan trọng trên. Các hoạt động chính của Hội là tổ chức các Hội nghị khoa học, thi Olympic Cơ học và các hoạt động khoa học nghề nghiệp khác. Đồng thời, thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành, Hội Cơ học tính toán đã được thành lập và là một thành viên của Hội Cơ học Việt Nam.

Hội Cơ học Việt Nam nói chung, các Hội thành viên nói riêng cũng đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động để tập hợp đội ngũ, thông tin kịp thời về các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng cũng như các vấn đề về giảng dạy chuyên ngành.

Hội Cơ học đã duy trì liên lạc thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với các Hội chuyên ngành trong các hoạt động. Website của hội cũng được duy trì và cung cấp một số thông tin cơ bản cho các hội viên.

II.     Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong năm 2016, nhằm tập hợp đội ngũ và tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các thông tin khoa học, các thành tựu khoa học mới, Hội Cơ học Việt Nam và các Hội chuyên ngành đã tổ chức thành công các hội nghị khoa học quốc tế và hội nghị khoa học toàn quốc được đánh giá cao về chất lượng nội dung và số lượng cán bộ nghiên cứu tham gia. Nhiều hội viên của Hội đã công bố các công trình khoa học trên các Tạp chí khoa học quốc tế, các Tạp chí khoa học trong nước, kỷ yếu của Hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia, đồng thời tham gia các hội nghị khoa học quốc tế, thực hiện các trao đổi khoa học quốc tế,… Nhiều hội viên đã chủ trì hoặc tham gia nhiều đề tài nghiên cứu về cơ học cấp cơ sở hoặc cấp Viện, cấp Bộ, và đặc biệt nhiều cán bộ trẻ đã tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản được tài trợ bởi Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED). Các đề tài này có tác dụng tích cực trong việc duy trì không khí nghiên cứu khoa học, tăng cường các công bố quốc tế và góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng các cán bộNhiều hội viên thực hiện các trao đổi khoa học quốc tế.

·      Các hội nghị khoa học trong nước

-  Hội Cơ học phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tổ chức Hi nghị Cơ kỹ thuật và Tự động hóa, 7/10/2016 với 100 báo cáo nhân dịp 60 năm thành lập trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

-  Hội Cơ học Vật rắn biến dạng tổ chức Hội nghị Vật liệu kết cấu composit: công nghệ và ứng dụng ti Nha Trang với 125 báo cáo: tập hợp đông đảo các nhà khoa học, công nghệ và các cán bộ khoa học từ các cơ sở sản xuất.

-  Hội Cơ học Thủy khí tổ chức Hội nghị khoa học Cơ học Thủy khítoàn quốc lần thứ 19, 7/2016 với 98 báo cáo nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

-  Viện Cơ học kết hợp với Hội Cơ học Thủy khí tổ chức Hội nghị quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương về thủy động lực biển (APHydro 2016), 9/2016 với 47 báo cáo của các nhà khoa học từ Liên bang Nga, Hà Lan, Hàn Quốc, Malayxia, Nhật Bản, Việt Nam.

-  Sự tham gia của các hội viên tại các Hội nghị khoa học liên ngành: Hội nghị Cơ khí Toàn quốc 2016 tại Hà nội 13/10/2016, The 4th ICEMA (The 4th International Conference on Engineering Mechanics and Automation, August, 24-25, 2016), Hội nghị Mechatronics, Cần Thơ.

·      Các seminar định kỳ

Hội Cơ học Vật rắn biến dạng duy trì đều kỳ các seminar khoa học:

-  Seminar Cơ học Vật rắn biến dạng (chủ trì: GS.TS. Trần Ích Thịnh, GS. Đào Huy Bích, GS. Nguyễn Đăng Bích, PGS. Đào Văn Dũng, GS. Nguyễn Đình Đức).

-  Seminar tại Viện Cơ học về “Cơ học Vật liệu” (chủ trì: PGS.TSKH.Phạm Đức Chính) sinh hoạt 2 tuần một lần và Seminar “Mô phỏng và nhận dạng kết cấu” (chủ trì: TS. Nguyễn Việt Khoa, PGS.TS.Đào Như Mai).

-  Seminar về “Dao động, ổn định và truyền sóng đàn hồi” của Bộ môn Cơ học, Khoa Toán – Cơ – Tin, Đại học Khoa học Tự nhiên (chủ trì:GS.TS. Phạm Chí Vĩnh).

-  Seminar về “Cơ học tính toán trong khoa học vật liệu composite” (chủ trì: GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức).

-  Seminar về “Tính toán kết cấu composite và các công trình biển đảo” của Bộ môn Cơ Vật rắn, Học viện Kỹ thuật Quân sự (chủ trì: GS.TS.Hoàng Xuân Lượng, PGS.TS. Nguyễn Thái Chung).

-  Seminar tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Hoài Sơn).

-  Seminar định kỳ tại trường Đại học Tôn Đức Thắng (chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thời Trung).

Hội Động lực và Điều khiển và Hội Cơ học Thủy khí phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Cơ học, Viện Cơ học và Tin học ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội),…tổ chức các seminar và chuyên đề về động lực học và điều khiển,về thủy khí, môi trường,... Qua đó giúp các hội viên trẻ có điều kiện tiếp xúc với một số vấn đề cơ bản, thời sự của thủy khí, môi trường, động lực học và điều khiển. Hội Cơ học Máy đã tổ chức seminar trao đổi về các vấn đề giảng dạy (cải tiến chương trình, giáo trình) và nghiên cứu trong lĩnh vực cơ học máy và robot,…

·      Các hoạt động công nghệ và nghề nghiệp

Hội Cơ học Thủy khí đã thành lập Giải thưởng Khoa hc và Công nghệ (VASM Prize in Science and Technology) trao giải hàng năm cho các cá nhân và tập thể có các thành tích xuất sắc trong hot động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nhiệt - thủy khí động. Năm 2016 đã trao giải thưởng cho 02 tập thể các tác giả có các công trình khoa học xuất sắc. Hội đã có nhiều đóng góp cho các vấn đề công nghệ qua hoạt động của Liên hiệp khoa học sản xuất nhiệt thủy khí động.

Trung tâm Công nghệ Viễn thám và Môi trường, Viện Cơ học Kỹ thuật và Môi trường duy trì các hoạt động ổn định. Nhóm nghiên cứu kỹ thuật gió và công trình (Hội Động lực và Điều khiển) đang xúc tiến việc triển khai các hoạt động nghiên cứu tác động tương hỗ giữa gió và các công trình xây dựng, phục vụ cho công việc xây dựng và bảo dưỡng các nhà cao tầng, các cầu dây võng, cầu dây văng,… ở Việt Nam.

Đặc biệt Hội Cơ học tính toán dù mới thành lập nhưng đã có nhiều hoạt động sôi nổi và có triển vọng như: Giải pháp R&D ứng dụng vào một số doanh nghiệp cơ khí tự động hóa, nghiên cứu phát triển tính toán mô phỏng quạt không cánh, máy sản xuất tỏi đen.

Hội Cơ học Hà Nội có nhiều hoạt động năng động trong công tác phổ biến khoa học công nghệ như phát triển và áp dụng các kỹ thuật trong nông nghiệp, trong vấn đề phản biện như tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, vận động địa phương cùng tham gia triển khai tiến bộ KHCN vào thực tiễn sản xuất, cụ thể với UBND phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì) và UBND xã Phù Nham (Văn Chấn, Yên Bái) và nhân dân hai địa phương nói trên cùng tham gia chỉ đạo việc đưa giống lúa mới cho bà con nông dân (cung cấp hơn 1,5 tấn lúa giống và 60 triệu đồng phân bón, thuốc trừ sâu), phản biện chương trình “Thủy điện cột nước thấp trên địa bàn Phú Thọ” do Liên hiệp Hội KH&KT tỉnh Phú Thọ mời, được đánh giá tốt.

Hội Cơ học Đá thành lập trang Web, địa chỉ Vietrocknet.org, và Câu lạc bộ cho các kỹ sư trẻ nhằm to điều kiện giao lưu, trao đổi công nghệ.

Hội Cơ học Máy tham gia chấm thi Hội thi khoa học kỹ thuật toàn quốc của học sinh phổ thông 2015 tại Hải Phòng. Tổ chức các buổi giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc giới thiệu sinh viên cho nhà tuyển dụng, giới thiệu sinh viên tiếp tục học tập nhờ các nguồn tài trợ học bổng của nước ngoài. Tham gia tư vấn, xét duyệt công nhận đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp Asian.

Hội Cơ học Vật rắn tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng tư vấn thiết kế mẫu tàu cá vỏ composite của Bộ Nông nghiệp  Phát triển nông thôn theo nghị định 67 của Chính phủ. Đã thẩm định kỹ thuật, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp  Phát triển nông thôn để đưa ra 21 mẫu tàu cá vỏ composite các loại trên các vùng biển Việt Nam, góp phần nâng cao kinh tế biển và an ninh biển đảo Việt Nam.

III.   Vấn đề hợp tác quốc tế

Hội Cơ học Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Quốc tế về Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng (IUTAM), Hội Động lực và Điều khiển là thành viên của Hiệp hội Quốc tế về Cơ cấu và Máy (IFToMM), Hội Cơ học Tính toán là thành viên của Hội Tính toán quốc tế. Trong năm qua, Hội và các Hội thành viên đã duy trì các mối quan hệ, tham gia trao đổi học thuật, bồi dưỡng cán bộ. Hội và các Hội chuyên ngành đóng niên phí đều kỳ.

Hội Cơ học tính toán hợp tác với các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới, gửi nghiên cứu sinh đi học tập, trao đổi với Đại học Kiến trúc Weimar (Đức), Đại học Ghent (Bỉ), Đại học Durham (Anh),... Hội hợp tác với doanh nghiệp nghiên cứu và chế tạo sản phẩm (Cty Saki, TechnoStar). Tham gia và điều hành 2 dự án lớn của EU: H2020-MSCA-RISE project BESTOFRAC (Liên hiệp Âu châu) và VLIROUS-TEAM2017PR454-75644 (Bỉ). Hội và các thành viên của Hội tham gia tích cực một số hoạt động hội nghị trong và ngoài nước.

Hội Động lực và Điều khiển tăng cường quan hệ giao lưu và trao đổi với IFToMM, đang triển khai Trung tâm hợp tác năng lưng gió.

Hội Cơ học Đá tăng cường giao lưu với các Hội Cơ học Đá của Nhật và Trung Quốc, tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác ký kết vào năm 2017.

IV.    Hoạt động thi Olympic

Năm 2016 vừa qua, cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc lần thứ XXVIII đã được tiến hành vào ngày 17/04/2016 tại các địa điểm: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Bách khoa (Đại học Đà nẵng) và Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Có 39 trường với 1229 thí sinh tham dự 8 môn thi là: Cơ học kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Thuỷ lực, Cơ học đất, Nguyên lý máy, Chi tiết máy và môn Ứng dụng Tin học trong Cơ học…

Ban Giám khảo gồm 150 GS., PGS., TS., ThS., đa số là giảng viên chính của hầu hết các trường đã tích cực chấm thi và định giải một cách tỉ mỉ, khách quan. Kết quả thu được là:

-  Giải cá nhân: 10 Giải Nhất, 55 Giải Nhì, 124 Giải Ba (có 16% giải chính thức) và 313 giải khuyến khích (gần 35%). Đặc biệt, trong số đó có 06 thí sinh có kết quả xuất sắc đã nhận được phần thưởng Quỹ tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo.

-  Giải đồng đội: 10 Giải Nhất, 10 Giải Nhì, 15 Giải Ba.

Có thể thấy số lượng thí sinh tham dự là khá đông, trong khi cuộc thi phải được tiến hành cùng một thời điểm trên cả ba Miền, do vậy việc tổ chức thi gặp không ít khó khăn. Nhưng do có những cải tiến bước đầu về quy trình nên một số vấn đề đã được khắc phục. Tuy nhiên, khâu ra đề vẫn còn là vấn đề cần bàn bạc thêm, nhất là giờ đây, lực lượng các thầy có kinh nghiệm mỗi ngày một mỏng dần. Để có thể có các đề hay, độc đáo, đảm bảo tính bảo mật… đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức.

V.      Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo và hỗ trợ các tài năng trẻ

Trong năm 2016 đã cố gắng tìm hiểu và phát hiện các tài năng trẻ để trao tặng giải thưởng Nguyễn Văn Đạo. Giải thưởng đã được trao cho cử nhân Trần Quốc Quân, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Quỹ cũng trao được 6 phần thưởng cho kỳ thi Olympic Cơ học Toàn quốc 2016 cho các thí sinh đạt thành tích cao nhất.

Các Hội thành viên như Hội Thủy khí tổ chức các Giải thưởng đều kỳ cho các nhà khoa học trẻ, Hội Cơ học Máy tham gia Hội đồng xét giải về KHKT cho các học sinh phổ thông,..

VI.    Vấn đề tổ chức

Hội đã thành lập Tiểu ban Olympic Cơ học để quản lý và tăng cường lãnh đạo của Hội đối với công tác này.

B.      KẾ HOẠCH C�"NG TÁC NĂM 2017

Phát huy những kết quả hoạt động của Hội cũng như các Hội chuyên ngành, năm 2017 Hội sẽ tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là các hoạt động mang tính chiều sâu. Cụ thể:

1.      Tổ chức Olympic Cơ học Toàn quốc

-   Tổ chức Olympic lần 29 (2017): cần có sự chuẩn bị kỹ về nội dung và cách thức tổ chức.

  Xây dựng đề cương thi Tin học sức bền vật liệu và đưa môn thi vào Olympic Cơ học.

  Chú ý đến các khâu ra đề thi, chấm thi.

  Bàn kế hoạch tổ chức kỷ niệm lần thứ 30 Olympic Cơ học Toàn quốc.

  Chuẩn bị cho Kỷ niệm 30 năm Olympic Cơ học Toàn quốc 2018.

2.      Tổ chức các Seminar

Tiếp tục củng cố và phát triển các seminar khoa học, các seminar về giảng dạy.

3.      Hoạt động khoa học

  Tổ chức Hội nghị Cơ học Toàn Quốc lần thứ X.

  Tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

  Hội Cơ học Tính toán tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Cơ học Tính toán, Phú Quốc, 8/2017, http://www.iacome.org/.

  Xây dựng các nhóm, các tập thể nghiên cứu, quảng bá và đẩy mạnh Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo và đặc biệt chú ý hoạt động các nhà khoa học trẻ. Huy động nguồn tài trợ đầu tư tài năng nghiên cứu trẻ.

  Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, viện công nghệ, các đơn vị hoạt động công nghệ,…

  Tăng cường hoạt động thông tin, phổ biến thông qua các trang Web của Hội, của các Hội chuyên ngành.

4.      Vấn đề giảng dạy

Cần lưu ý một số vấn đề:

  Kết hợp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

  Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy: tổ chức seminar, lớp bồi dưỡng,…

  Thống nhất chương trình, xây dựng đề cương chương trình và đổi mới giáo trình giảng dạy Cơ học (quan tâm đến “tính liên ngành” và “ng dụng tin học”?).

  Tổ chức hội thảo (phản biện) về Giảng dạy kỷ niệm 30 năm Olympic Cơ học Toàn quốc.

5.      Công tác tổ chức

Cần triển khai các hoạt động liên quan đến kế hoạch nhân sự cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

6.      Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm

1)    Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học theo chủ trương nâng cao chất lưng để đáp ứng hội nhập? Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ?

2)    Đánh giá thực trng vấn đề giảng dạy các môn Cơ học: chương trình, liên ngành, nội dung, cải tiến giáo trình (biên soạn), bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, tổ chức bồi dưỡng chuyên đề, tăng cường các seminar giảng dạy. Đề nghị Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam hỗ trợ tổ chức Hội thảo về Giảng dạy các môn Cơ học và Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ nhân kỷ niệm 30 năm Tổ chức Olympic Cơ học Toàn quốc.

3)    Vấn đề tiếp cận với thực tiễn kỹ thut? Hợp tác giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học?

4)    Vấn đề tiêu chí hoạt động của Hội : hoạt động theo tiêu chí Hội nghề nghiệp?

5)    Hot động Quỹ Tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo?

6)    Vấn đề hợp tác và khai thác quan hệ quốc tế IUTAMIFToMM, Cơ học Đá, Cơ học tính toán,…

7)    Hoạt động của Hội Cơ học tính toán Việt Nam: cầu nối quốc tế của các hoạt động khoa học.

8) Vấn đề triển khai Chương trình nghiên cứu Cơ học đến năm 2020 và tầm nhìn 2030?

                                                                   Hà nội, tháng 3 năm 2017

                                                        TM. BCH Hội Cơ học Việt Nam

                                                                            Tổng Thư ký

 

 

 

                                                                   GS.TS. Đinh Văn Phong

Các tin khác
» Hội nghị Cơ học toàn quốc kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Cơ học và lễ trao giải thưởng Nguyễn Văn Đạo năm 2024 đã tổ chức thành công
» Thông báo về các phần mềm sử dụng cho kỳ thi Olympic Cơ học toàn quốc năm 2024
» THÔNG BÁO SỐ 2 về HỘI NGHỊ CƠ HỌC TOÀN QUỐC KỶ NIỆM 45 NĂM THÀNH LẬP VIỆN CƠ HỌC
» THÔNG BÁO SỐ 1 về Kỳ thi Olympic Cơ học toàn quốc lần thứ 34 (2024)
» Thông báo xét tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo năm 2023